Home / Các loại keo dán / Keo dán sắt là gì? Top 10 dòng keo dán sắt tốt nhất hiện nay

Keo dán sắt là gì? Top 10 dòng keo dán sắt tốt nhất hiện nay

Keo dán sắt loại nào tốt? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tư vấn chọn mua keo ✅ siêu dính ✅ chịu nhiệt độ cao.

Nội dung bài viết

Keo dán sắt loại nào tốt?
Keo dán sắt loại nào tốt? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tư vấn chọn mua keo ✅ siêu dính ✅ chịu nhiệt độ cao

Keo dán sắt là gì?

Keo dán sắt là tên gọi chung dành cho các loại keo nhanh khô, có khả năng kết dính tất cả mọi thứ lại với nhau. Trong keo dán sắt có thành phần chính là hóa chất cyanoacrylate. Phản ứng giữa cyanoacrylate và nước tạo ra một ion trung gian, sau đó ion này tiếp tục phản ứng với các phân tử cyanoacrylate khác, cuối cùng tạo thành một chuỗi mạch tất cả kết nối với nhau – hay còn gọi là polymer.

Câu hỏi thường gặp

Keo dán sắt mua ở đâu?

Keo dán mua ở đâu? Bạn đang cần tìm mua keo dán sắt nhưng lại chưa biết nên mua ở đâu? Bạn có thể dễ dàng mua keo dán sắt trực tiếp ở các cửa hàng tạp hóa, hiệu sách, chỗ bán VLXD hay cửa hàng điện,… Còn nếu mua online bạn có thể dễ dàng tìm mua trên MuaBanNhanh.com, Shopee, SenDo, Lazada, Facebook,…

Keo dán sắt giá bao nhiêu?

Keo dán sắt hiện có khá nhiều loại với đa dạng giá bán từ giá rẻ đến giá cao tùy thuộc vào dung tích, thương hiệu, giá keo dán sắt như sau:

  • Keo dán sắt Titebond Heavy Duty Construction Adhesive: từ 50.000 VNĐ
  • Giá keo dán sắt 3M: 79.000 VNĐ
  • Keo dán sắt Epoxy Fix Selleys: từ 25.000 VNĐ
  • Keo dán sắt Pioneer Durasteel 5 Epoxy: 30.000 VNĐ
  • Keo dán sắt Quick Epoxy Steel ALTECO: 30.000 VNĐ
  • Keo dán sắt Epoxy Plus Five: 30.000 VNĐ
  • Keo dán sắt Kraftgummi: 29.000 VNĐ
  • Keo dán sắt đa năng Deli: 25.000 VNĐ
  • Keo A và B dán kim loại siêu cứng T171 Metal Adhesive: 60.000 VNĐ
  • Keo dán sắt 502 Thuận Phong giá từ: 3000 VNĐ

Keo dán sắt có những thương hiệu nào?

Keo dán sắt có rất nhiều thương hiệu và dưới đây là những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng:

  • Keo Titebond: là sản phẩm keo dán sắt có nhiều ưu điểm như kết dính tốt, bền bỉ theo thời gian, có khả năng chịu lực, chà nhám, sơn màu không bị biến dạng. Và đây là sản phẩm hoàn toàn an toàn với sức khỏe người sử dụng được kiểm định chất lượng an toàn bởi cục FDA của Mỹ.
  • Keo dán Scotch-Weld, hay còn gọi là keo dán sắt 3M cũng là sản phẩm có nhiều ưu điểm được đánh giá cao về độ bền bỉ, chịu lực, chịu nhiệt, chống nước,… Được ứng dụng rộng rãi trong ngành sửa chữa đồ dùng kim loại ở các khu công nghiệp hay các công trình dân dụng.
  • Keo dán sắt Epoxy AB 2 thành phần là sản phẩm chất lượng với khả năng chịu nhiệt tốt, được sử dụng nhiều trong dán các vật dụng cơ khí, phương tiện giao thông và các vật dụng nhà bếp
  • Keo 502 Thuận Phong: là sản phẩm keo dán sắt của công ty Thuật Phong (doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất keo dán các loại). Keo 502 là sản phẩm keo dán chuyên dụng kết dính các sản phẩm kim loại, sắt với nhau trong thời gian nhanh nhất

Keo dán sắt có độc hại không?

Keo dán sắt thường chứa nhiều thành phần hóa học do đó có thể tác động không tốt đến sức khỏe người sử dụng, như hàm lượng formaldehyde có trong keo có khả năng bay hơi, mùi nồng, rất độc hại, nguy hiểm cho người sử dụng khi tiếp xúc trực tiếp.

Keo 502 có độc không? Keo 502 có tính nóng, khô rất nhanh và khi khô thì rất cứng, liên kết chắc do đó nếu chỉ vô tình rơi một giọt nên da có thể gây bỏng nặng nhất là đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó thành phần Cyanoacrylate có trong keo gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng như: gây ức chế hô hấp tế bào, cay nồng, có thể gây ngạt thở hoặc bỏng đường hô hấp, ung thư, nhiễm độc máu,… khi tiếp xúc với một lượng lớn hoặc tiếp xúc trong thời gian dài.

Do đó khi mua keo nên lựa chọn những thương hiệu uy tín, chọn các loại keo đã được kiểm định an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó hãy cẩn thận khi sử dụng, hãy đeo găng tay, khẩu trang bảo hộ, chống độc kính khi sử dụng keo, để tránh keo rơi trúng tay, mắt hoặc hít phải. Để xa tầm tay trẻ em.

Keo dán sắt có những loại nào?

  • Keo acid: phù hợp kết dính những vật liệu không dễ bị ăn mòn như nhôm kính.
  • Keo trung tính: phù hợp kết dính những bề mặt như kim loại ( sắt, thép, đồng…) hay nhựa, bê tông dễ bị ăn mòn.
  • Keo chịu nhiệt: có khả năng chịu nhiệt độ cao, chống lại khắc nghiệt của thời tiết, bền bỉ theo thời gian.
  • Keo chống thấm: có khả năng ngăn ngừa nước, ẩm thấm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Tiêu chí lựa chọn keo dán sắt chất lượng

Mục đích sử dụng: Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn loại keo dán sắt thích hợp. Nếu như muốn tác động đục, khoan, sơn, cắt hay đánh bóng bề mặt keo mà không sợ bị bẻ gãy liên kết thì hãy lựa chọn loại keo có các đặc tính này. Nếu muốn liên kết các sản phẩm trong môi trường nhiệt độ cao thì nên chọn keo chịu được nhiệt,…

Nguồn gốc và thương hiệu: Khi mua keo nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ keo, nên lựa chọn những thương hiệu uy tín lớn, để đảm bảo an toàn khi sử dụng và chất lượng như mong muốn.

Chú ý đến các yếu tố kỹ thuật trước khi mua:
Sản phẩm keo chất lượng nên đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Độ bám dính của keo
  • Độ giãn dài của keo
  • Thời gian lưu hóa
  • Độ cứng của keo
  • Trọng lượng riêng
  • Bao bì đóng gói

Top 10 dòng keo dán sắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại keo dán sắt, do đó bạn khó có thể chọn mua được loại keo chất lượng. Dưới đây là top 10 dòng keo dán sắt chất lượng bạn có thể tham khảo qua trước khi mua nhé!

Dòng keoMô tảGiá bánHình ảnh
Keo dán sắt Titebond Heavy Duty Construction Adhesive➤ Loại keo xây dựng đa năng, có kiểm định chất lượng an toàn bởi cục FDA của Mỹ, an toàn cho người sử dụng
➤ Có khả năng điền đầy các khe hở, khuyết tật bề mặt của các vật liệu lắp ghép tạo nên các bề mặt nền vững chắc hơn
Từ 50.000 VNĐKeo dán sắt Titebond Heavy Duty Construction Adhesive
Keo dán sắt 3M Scotch-Weld➤ Độ bám dính nhanh và bền bỉ, chịu được nhiệt độ cao, có khả năng chống thấm nước, chống hóa chất gây hại.
➤ Keo khô cứng có thể thực hiện các thao tác như đục, khoan, cắt, sơn và đánh bóng bề mặt keo.
Từ 79.000 VNĐKeo dán sắt 3M Scotch-Weld
Keo dán sắt Epoxy Fix Selleys➤ Bộ sản phẩm gồm 2 tuýp được làm từ nhựa Epoxy cao cấp, cho khả năng kết dính mạnh mẽ.
➤ Kết dính nhanh sau 5 phút và đạt độ kết dính cao đến 16 giờ. Không dính với những vật liệu nhựa PP, nhựa PE
Từ 25.000 VNĐKeo dán sắt Epoxy Fix Selleys
Keo dán sắt Pioneer Durasteel 5 Epoxy➤ Kết dính rất bền chắc, không thấm nước và chống ăn mòn hóa học, chịu lực cao
➤ Hợp chất keo (A+B) khi khô cứng sẽ tạo thành khối kim loại cứng như thép, có thể mài dũa, khoan hoặc gia công cơ khí
Từ 30.000 VNĐKeo dán sắt Pioneer Durasteel 5 Epoxy
Keo dán sắt Quick Epoxy Steel ALTECO➤ Nhanh khô, lực dính cao, chịu nhiệt đến 300 độ C
➤ Có khả năng kháng nước; gas; dầu mỡ. Khi khô cứng, có thể mài dũa, khoan hoặc gia công cơ khí
Từ 30.000 VNĐKeo dán sắt Quick Epoxy Steel ALTECO
Keo dán sắt Epoxy Plus Five➤ Keo dán khô nhanh hai thành phần, áp dụng trên nhiều loại vật liệu
➤ Lực dính cao, nhanh khô, khô không màu
Từ 30.000 VNĐKeo dán sắt Epoxy Plus Five
Keo dán sắt Kraftgummi➤ Dán các phụ kiện inox dán tường chịu lực tốt có thể treo đến 6kG, không bong tróc
➤ Siêu dính, nhanh chóng, an toàn, không có formaldehyde, giải pháp lựa chọn dán đồ dùng gia đình
29.000 VNĐKeo dán sắt Kraftgummi
Keo dán sắt đa năng Deli➤ Keo đa năng dạng lỏng mềm, trong suốt, có thể bám dính tốt mọi vật liệu
➤ Khi sử dụng chỗ dán không bị cứng, dính chết và chống thấm nước cực tốt
Từ 25.000 VNĐKeo dán sắt đa năng Deli
Keo A và B dán kim loại siêu cứng T171 Metal Adhesive➤ Chất kết dính hai thành phần dựa trên epoxy, loại keo dán khô cứng, độ nhớt thấp, có thể chà nhám, khoan, chịu được nước, kiềm, dung dịch acid pha loãng
➤ Áp dụng cho tất cả các kim loại, thép, thép không gỉ, nhôm, đồng thau, sắt, thiếc (không phù hợp cho PP, PE, và Teflon)
60.000 VNĐKeo A và B dán kim loại siêu cứng T171 Metal Adhesive
Keo dán sắt 502 Thuận Phong➤ Khả năng kết dính nhanh 3S, dính chắc, dễ sử dụng
➤ Chịu được nhiệt độ cao, không bị vàng gỗ khi tiếp xúc lên bề mặt gỗ
Từ 3000 VNĐKeo dán sắt 502 Thuận Phong

Hy vọng với những chia sẽ trên bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại keo dán sắt phù hợp nhất!

Hướng dẫn nhanh

Cách dùng keo dán sắt hiệu quả

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần dán, đảm bảo chúng đã sạch, khô, không có dầu mỡ.
  • Bước 2: Sử dụng một lượng keo vừa phải phủ một lớp mỏng lên bề mặt, rồi dán 2 bề mặt lại với nhau, giữ các bộ phận chắc chắn đúng vị trí đến khi keo khô cứng. Lưu ý không cần lấy quá nhiều keo, vì càng nhiều càng giảm độ dính kết. Chỉ cần vừa đủ và đều mới phát huy tốt tác dụng của keo.
  • Bước 3: Sau khi sử dụng xong hãy cất giữ nơi khô ráo, tránh xa khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp, thường thì điều kiện thời hạn sử dụng ở nhiệt độ phòng sẽ là 12 tháng. Và giữ lạnh tại nhiệt độ 5◦C cho sự ổn định lưu trữ tối ưu.

Cách tẩy vết dính keo dán sắt

Tẩy vết keo dán sắt dính vào tay

Cách 1 áp dụng đối với da không nhạy cảm: Chờ keo khô thành lớp mỏng cứng rồi bóc ra, sử dụng ngón tay sạch hoặc dùng nhíp kẹp rìa lớp keo khô và bóc ra. Nếu thấy lớp keo dính quá chặt khó bong hoặc gây đau thì ngừng lại không bóc nữa.

Cách 2: Bạn rót nước ấm vào bát, sau đó cho thêm 15ml (1 thìa) xà phòng lỏng, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh thay cho nước hoặc xà phòng, rồi ngâm vùng da dính keo khoảng 30-60 giây, khi lớp keo đã mềm thì có thể bóc ra, hoặc dùng thìa cạo phía bị dính keo để keo bong ra.

Cách 3: Đối với da nhạy cảm, bạn ngâm vùng tay bị dính keo vào trong xăng trắng và sau đó bóc ra, và nếu keo chưa bong bạn hãy lặp lại lần nữa.

Cách 4: Dùng a-xê-tôn. Cách này phù hợp với da không nhạy cảm, có sức chịu đựng tốt, và hãy nhớ không được bôi a-xê-tôn lên vết thương hở nhé. Dùng nước tẩy sơn móng tay có chứa a-xê-tôn xoa lên vết keo và bạn sẽ thấy vết keo bắt đầu bong ra, bởi vì chất này sẽ có tác dụng làm mềm cyanoacrylate, bạn cũng có thể sử dụng giũa móng tay để giũa đi lớp keo này. Lưu ý không dùng tăm bông vì nó sẽ phản ứng với cyanoacrylate có thể bốc khói hoặc phát cháy.

Cách 5: Dùng bơ thực vật hoặc dầu ô liu, cách này phù hợp cho những bạn có làn da nhạy cảm. Hãy xóa một ít bơ thực vật lên vùng da bị dính keo, và lặp lại cho đến khi lớp keo bong ra.

Cách 6: Dùng xà phòng giặt. Pha xà phòng giặt và 1 ít nước nóng, sau đó ngâm vùng tay dính keo khoảng 20 phút để lớp keo bong ra.

Cách 7: Dùng muối. Bạn cho 2 thìa muối vào lòng bàn tay sau đó rót 1 chút nước để tạo hỗn hợp nhão, chà xát hỗn hợp khoảng 30-60 giây, rồi sửa bớt hỗn hợp đi, và tiếp tục chà tiếp, lặp lại cho đến khi muối tan hết.

Cách 8: Dùng sáp dầu (kem Vaseline). Đầu tiên hãy rửa vùng tay bị dính keo trong nước xà phòng nóng, tiếp đến hãy thoa kem Vaseline, và dùng giũa móng tay giũa vùng keo dính hoặc chà cho đến khi thấy keo bong ra.

Loại bỏ keo dính vào mắt

Ngâm mí mắt bị dính keo vào trong nước ấm. Dùng vải mềm thấm nước ấm sau đó đắp lên vùng mí bị dính keo, sau đó rửa kỹ mắt. Đắp gạc lên mí mắt và chờ từ 1-4 ngày mí mắt của bạn sẽ mở ra được.

Để nước mắt chảy tự nhiên nếu keo dính vào cầu mắt. Keo sẽ hấp thụ protein trong mắt, và nước mắt sẽ rửa trôi keo. Và bạn cũng có thể dùng nước ấm để rửa mắt. Và có thể khi keo dính vào cầu mắt bạn sẽ gặp tình trạng song thị (nhìn 1 thành hai), nhưng đừng quá lo lắng hãy đợi cho đến khi keo bong ra.

Đến gặp bác sĩ: Bạn nên đến gặp bác sĩ khi keo dính gần mắt hoặc lọt vào trong mắt, để đảm bảo mắt không bị tổn thương hoặc ảnh hưởng lâu dài.

Loại bỏ keo dính vào môi

Rót một bát nước ấm và nhúng môi vào ngâm khoảng 1-2 phút. Nước bọt trong miệng sẽ làm ẩm và mềm lớp keo, do đó hãy cố gắng đẩy nước bọt vào môi. Khi ngâm trong nước hãy nhúc nhích môi qua lại, môi bạn có thể sẽ dần tách rời nhau.

Loại bỏ keo trên bề mặt gỗ, kim loại, đá

Bóc thử keo: sử dụng tay bóc xem lớp keo có bong không. Nếu không bạn hãy lấy miếng giẻ ngâm trong hỗn hợp xà phòng rửa bát với nước ấm sau đó đắp lên vùng bị dính keo và giữ nguyên khoảng vài tiếng. Khi lớp keo đã mềm hãy thử cạo ra.

Dùng dung dịch tẩy sơn móng tay chứa a-xê-tôn: bề mặt gỗ đã hoàn thiện dễ bị bong lớp sơn, lớp keo do đã hãy thử sử dụng cách nhẹ nhàng hơn là dùng dung dịch tẩy sơn móng tay chứa a-xê-tôn. Bề mặt kim loại và đá dễ bị hư hại nếu như bạn dùng dung dịch a-xê-tôn đậm đặc do đó hãy cẩn thận.

Nhúng giẻ lau hoặc bàn chải đánh răng vào nước tẩy sơn móng tay có chứa a-xê-tôn sau đó chà lên vết keo. Đối với vết keo nhỏ hãy đặt ngón tay lên miếng giẻ và chà theo chuyển động xoay tròn, còn nếu vết keo rộng hãy sử dụng phần giẻ với diện tích rộng hơn để chà. Với cách này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ được lớp keo dính. Sau đó hãy rửa lại bề mặt với nước xà phòng để loại bỏ a-xê-tôn. Và với đồ gỗ sau khi tẩy keo bạn hãy đánh bóng bề mặt bằng lớp sáp ong hoặc dầu ô liu nhé.

Dùng nước cốt chanh: với nước cốt chanh bạn cũng thoa lên vết keo tương tự như trên là có thể tẩy sạch vết keo dán sắt.

Dùng dầu khoáng: cách này phù hợp với bề mặt gỗ không sơn. Hãy tẩm dầu vào miếng giẻ và chà lên vết keo cho đến khi keo bong ra. Hãy rửa sạch bằng xà phòng ấm và nhớ đánh bóng cho bề mặt gỗ.

Chà nhám để loại bỏ keo dán. Hãy dán băng dính xung quanh vết keo để bảo vệ các khu vực không liên quan, sau đó sử dụng giấy giấy nhám chà cho đến khi vết keo bong ra.

Loại bỏ keo trên vải

Giặt vải bằng nước ấm trước: Hòa tan một ít xà phòng vào nước ấm sau đó chà xát, vò vết keo dính trên vải. Đối với vải mỏng nên chà sát nhẹ nhàng để tránh làm hư sợi vải nhé!

Dùng a-xê-tôn để xử lý vết keo trên vải sợi tự nhiên: làm vải ẩm, sau đó nhúng bàn chải đánh răng vào a-xê-tôn và chà lên vết keo để làm bong keo. Lưu ý không dùng cách này đối với vải sợi acetate hoặc các dạng khác của acetate vì vải sẽ bị chảy ra khi gặp a-xê-tôn. Và cách tốt nhất là bạn nên thử trên một điểm nhỏ trước khi áp dụng trên toàn bề mặt. Với cách này vải của bạn có thể bị a-xê-tôn làm xỉn màu.

Đem đến tiệm giặt: nếu đó là loại vải đắt tiền và bạn nghĩ mình không có khả năng làm sạch được thì hãy đem đến dịch vụ chuyên nghiệp.

Loại bỏ keo dán sắt trên nhựa

Đầu tiên bạn thử hãy cố gắng cạy hết vết keo mà không làm trầy xước bề mặt nhựa. Nếu không có tác dụng lắm thì hãy thử pha nước ấm và xà phòng rửa bát, nhúng vải hoặc khăn vào sau đó đắp lên bề mặt nhựa dính keo, rồi phủ màng bọc thực phẩm lên và giữ nguyên trong vài tiếng, vết keo dẽ được làm mềm và lớp keo sẽ dễ bong ra.

Dùng cồn tẩy rửa: tẩm cồn tẩy rửa vào giẻ mềm sau đó chấm lên vết keo để làm mềm keo, sau đó bạn có thể loại bỏ lớp keo dính. Tuy nhiên cồn tẩy rửa có thể làm hư một số vật liệu, do đó hãy thử trước khi thực hiện nhé!

Loại bỏ keo dán sắt trên thủy tinh

Hãy cố gắng loại bỏ lớp keo dính bằng lưỡi dao cạo mà không lo bề mặt thủy tinh bị hư hại. Còn vài vết còn lại nếu muốn làm sạch keo bạn chỉ cần rửa lại bằng nước xà phòng ấm là được.

Nếu không bóc được lớp keo hãy thử ngâm trong nước xà phòng ấm, nếu không thể ngâm được hãy dùng giẻ lau nhúng vào nước và đắp lên vết keo rồi phủ lớp màng bọc thực phẩm lên và dán băng dính lại, rồi để khoảng 1-2 tiếng để làm mềm keo, sau đó dùng lưỡi dao cạo keo ra. Và bạn có thể dùng cồn tẩy rửa, dầu khuynh diệp hoặc a-xê-tôn để làm sạch các vết còn sót lại.

About Ngọc Diệp

Check Also

Keo dán inox là gì? Top 10 dòng keo dán inox tốt nhất hiện nay

Keo dán inox loại nào tốt? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu - Tư vấn chọn mua keo dán inox ✔ kết dính tốt ✔ chịu nước, chịu nhiệt tốt