Tư vấn chọn mua keo nến chất lượng tốt ✔ Những điều cần lưu ý để sử dụng keo nến an toàn
Nội dung bài viết
- Keo nến là gì?
- Keo nến có mấy loại?
- Công dụng của keo nến?
- Câu hỏi thường gặp về Keo Nến
- Hướng dẫn nhanh
Keo nến là gì?
Keo nến là một loại keo dán có bề ngoài tương tự hình dáng của một cây nến. Keo nến thường được làm bằng chất liệu chính là nhựa silicone. Ở nhiệt độ bình thường, keo nến có thể rắn và sẽ nóng chảy ở nhiệt độ trên 70 độ C tạo thành chất kết dính hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu dán.
Keo nến có mấy loại?
Trên thị trường, keo nến có các màu sắc khác nhau để đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng đa dạng. Các loại keo nến màu thường được sử dụng là:
- Keo nến màu trắng: Đây là loại keo nến thường thấy nhất, có màu trắng đục hay trắng sữa, mức độ kết dính khá tốt, đảm bảo độ bền cho sản phẩm dán keo. Keo nến màu trắng thường được sử dụng trong ngành may mặc, làm đồ thủ công…
- Keo nến màu đen: Loại keo nến này có khả năng dán dính cứng chắc và nhanh khô. Thường được sử dụng để dán bao bì carton cứng, loa thùng, mũ bảo hiểm, nội thất, dán kim loại, đồ nhựa.
- Keo nến màu vàng: Thường được dùng trong xây dựng, đặc biệt là sử dụng để dán gỗ hay các vật liệu màu gỗ. Keo nến có màu vàng trong suốt nên có thể tương hợp được với nhiều loại gỗ khác nhau và có khả năng bám dính chắc chắn, khô nhanh.
- Keo nến màu tím: Loại keo nến này có chất liệu và kích thước giống như các loại keo nến màu khác nhưng có màu tím đặc trưng. Keo nến màu tím chủ yếu sử dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp giúp tiết kiệm chi phí và tăng được độ bền của các sản phẩm.
Công dụng của keo nến?
Với khả năng kết dính nhanh và chắc, chỉ nóng chảy ở nhiệt độ cao và có thể gắn kết được cả những bề mặt vật liệu không bằng phẳng như da, vải… nên keo nến được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như là:
- Gắn các loại linh kiện điện tử, đồ chơi, đồ nhựa, đồ vải, quần áo, đồ tre gỗ
- Tạo ra những đường thẳng dưới đế giày dép để giúp tạo ra độ ma sát, hạn chế sự trơn trượt khi di chuyển trên mặt đất
- Tạo lớp đệm êm ái làm giảm tiếng động khó chịu của những cánh cửa khi va đập vào tường chỉ với những lớp keo nến được phun dán mỏng mỏng
- Bọc chỗ nối dây điện nhằm tạo mối nối giúp phòng tránh tình trạng rò rỉ điện nguy hiểm khi sử dụng
- Dùng tạo ra những đường hoa văn hay chữ viết trang trí trên các bình thuỷ tinh, chai lọ, cốc nến…; tạo ra những đồ vật trang trí lạ mắt giúp góc nhà thêm xinh xắn…
Câu hỏi thường gặp về Keo Nến
Keo nến giá bao nhiêu?
Sản phẩm keo nến trên thị trường có giá bán khá rẻ và thường bán với combo khoảng 10 cây hoặc nhiều hơn; hoặc mua theo kg, theo thùng. Giá trung bình của một cây keo nến khoảng tầm từ 2.000 VNĐ – 5.000 VNĐ/cây tuỳ theo chất lượng sản phẩm và giá sẽ rẻ hơn nếu bạn mua số lượng nhiều. Bạn có thể tham khảo giá bán keo nến trên các trang web bán hàng trực tuyến hoặc hỏi trực tiếp nơi người bán để được tư vấn chọn mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
Keo nến mua ở đâu?
Keo nến bán khá phổ biến trên thị trường tại các cửa hàng chuyên cung cấp, phân phối, bán sản phẩm keo dán các loại; hoặc bạn có thể mua tại các nơi chuyên bán vật liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ handmade…
Các sản phẩm keo nến màu đa dạng cũng được bán nhiều trên các website thương mại điện tử như MuaBanNhanh.com, Lazada, Tiki, Shopee… hoặc trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo… Đặt mua online nhanh dễ dàng và bạn cũng được giao hàng tận nơi nhanh chóng.
Keo nến có độc hại không?
Keo nến có thành phần là chất silicone và những hợp chất hoá học nên chắc chắn sẽ có sự ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu sử dụng và hít mùi keo liên tục trong thời gian dài . Đặc biệt, keo nến nóng chảy ở nhiệt độ khá cao nên sẽ dễ gây phỏng nếu dính vào da hoặc chạm vào keo nến sau khi vừa dán xong. Để đảm bảo an toàn về sức khoẻ, bạn nên mang khẩu trang và có đồ bảo hộ để tránh những tác hại không mong muốn trong khi thực hiện các thao tác với keo nến.
Keo nến có chịu được nước không?
Keo nến có khả năng chịu nước khá tốt và kết dính được những vật liệu hoạt động ở môi trường ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước mà ngay cả keo 502 thông dụng cũng còn có sự hạn chế.
Keo nến khi nóng chảy ở nhiệt độ cao sẽ kết dính rất chắc và sẽ khô rắn lại khi ở nhiệt độ bình thường tạo được độ bền chắc cho sản phẩm sau khi dán ngay cả khi sử dụng trong môi trường không khí ẩm hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước.
Bảo quản keo nến như thế nào để sử dụng được lâu?
- Thông thường keo nến có thời hạn sử dụng 1 năm nếu được bảo quản trong bao bì đóng kín nguyên dạng và đúng cách.
- Keo nến cần được bảo quản trong điều kiện thoáng mát và thông gió tốt nhằm giảm hư hại do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Tính chất keo nến là nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì vậy tránh để keo nến tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp để đảm bảo chất lượng của keo.
- Chú ý giữ thùng đựng keo nến luôn đóng kín để ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài để keo luôn đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Keo Nến là gì?
- Thời gian sử dụng sau khi mở hộp của keo nến là khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo chất liệu, độ dày của keo dính. Thời gian này thường được in trên bao bì hộp. Bạn cần lưu ý để sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả mong muốn về độ bám dính.
- Keo nến thường được sử dụng với súng bắn keo. Để tăng độ an toàn và tránh lãng phí keo, ta nên chọn loại súng bắn keo nến chủng loại thích hợp.
- Phải tuân thủ đúng nhiệt độ làm nóng chảy của từng loại keo nến đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm để tránh làm hư tổn vật liệu.
- Nhiệt độ nóng chảy của keo nến khá cao nên tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng để tránh bị bỏng. Tuyệt đối không nên để trẻ nhỏ đến khu vực đang thao tác với keo nến.
- Trường hợp không may bị kéo nến nóng bắn vào khi sử dụng, ngay lập tức dội nước lạnh vào chỗ bị bỏng và dùng vải sạch che lại, tuyệt đối không tìm cách để rửa sạch vùng keo trên da. Đến ngay trạm y tế, bệnh viện gần đó nhất để được điều trị.
Hướng dẫn nhanh
Cách sử dụng súng bắn keo nến
Bước 1: Chọn lựa keo nến có kích thước phù hợp
Tuỳ theo súng bắn keo mà bạn dùng, bạn sẽ lựa chọn loại keo nến có kích thước phù hợp (keo cây, keo tăm…).
Đẩy từ từ keo nến từ dưới lên vào nòng súng, bóp cò cho đến khi keo nến được đưa vào bộ phận làm nóng chảy của súng.
Bước 2: Cắm điện súng bắn keo
Để tăng khả năng kết dính, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt của vật liệu cần dán, không để vật liệu bị dính dầu mỡ hay bụi bám.
Cắm súng bắn keo vào nguồn điện, chờ khoảng 3 – 5 phút cho súng đạt nhiệt độ thích hợp.
Bộ phận làm nóng của súng bắn keo sẽ tự động bắt đầu làm ấm que keo bên trong. Vì vậy đừng chạm vào vòi hoặc để súng keo đã được cắm vào ổ điện mà không giám sát, luôn để súng bắn keo đứng thẳng lên để tránh tai nạn.
Bước 3: Thao tác dán vật liệu
Sau khi đạt nhiệt độ nóng chảy, đặt đầu súng bắn keo nến vào vị trí cần kết dính của vật liệu. Nhẹ nhàng bóp cò súng cho đến khi keo tan chảy bắt đầu chảy ra từ vòi phun. Giữ cò súng trong khoảng 30 giây để thực hiện việc dán dính. Nhả cò súng nếu muốn keo ngừng chảy và khi hoàn tất công việc kết dính.
Bước 4: Đợi cho keo khô
Sau khi dán xong, bạn cần đợi keo khô trong vài phút. Liên kết giữa các bề mặt vật liệu được dán sẽ đông cứng khi keo khô.
Bạn có thể giữ các đồ vật của bạn sau khi dán bằng tay hoặc dùng cái kẹp để giúp keo hình thành một sự kết dính bền chặt.